Lịch âm tháng Lịch năm Lịch sự kiện Ngày tốt - Ngày đẹp

Ngày đẹp làm lễ hóa vàng tiễn ông bà tổ tiên, đón tài lộc vào nhà

licham.xyz – Chọn ngày đẹp làm lễ hóa vàng hay lễ tạ đầu năm mới, lễ tiễn ông bà tổ tiên là phong tục lâu đời và quan trọng của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán luôn được các gia đình chú trọng tiến hành.

ngay-dep-lam-le-hoa-vang-2 (1)

Lễ hóa vàng là gì? Ý nghĩa nghi thức hóa vàng ngày Tết

Lễ hóa vàng, còn gọi là lễ đưa tiễn ông bà, lễ hóa vàng cho Tổ tiên, hay lễ tạ năm mới. 

Theo GS sử học Lê Văn Lan, tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian.

Bên cạnh đó, lễ hóa vàng cũng chính là lễ đón thần tài, tài lộc về với gia đình, hy vọng một năm làm ăn thuận lợi, hanh thông.

Ngày đẹp làm lễ hóa vàng

Thực hiện lễ hóa vàng không cố định vào ngày nào, mà có thể được tiến hành từ ngày mùng 3 đến mùng 7 Tết âm lịch, tùy theo thời gian thuận tiện và ngày đẹp trời, hợp với mệnh của chủ nhà.

Bên canh việc chọn ngày đẹp, gia chủ cũng cần lưu ý chọn giờ tốt trong ngày làm lễ để nghênh đón Thần Tài về phù hộ độ trì cho gia đình một năm mới phát đạt, may mắn. 

Cách làm lễ tạ năm mới

Gia chủ chuẩn bị mâm cúng thành tâm, tùy điều kiện của mỗi gia đình chứ không cần làm quá lớn. Tùy từng vùng miền mà mâm cúng hóa vàng thường gồm các lễ vật sau:

  • Mâm ngũ quả, tiền âm phủ, vàng mã, hoa tươi, hương đèn, trầu cau…
  • Bánh chưng, thịt gà, giò lụa, nem, thịt…

Sau khi dâng mâm cúng, gia chủ sẽ tiến hành thắp hương và khấn bài khấn hóa vàng tiễn tổ tiên.

Đợi hương cháy hết hoặc qua một tuần hương thì gia chủ chắp tay vái ba vái xin phép ông bà mang vàng mã đi hóa.

Khi hạ lễ thì phải hạ lễ từ bậc thần rồi mới đến tổ tiên.

Phải hóa ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, có đồ hóa riêng chứ không lấy tùy tiện.

Khi hóa thì nên hóa của gia thần trước rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên để không nhầm lẫn, đặc biệt, phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm thì sẽ hóa cuối cùng. 

Lúc hóa xong, phần tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì gia chủ vẩy vào thêm chút rượu vì quan niệm xưa cho rằng phải như thế thì khi đến cõi âm các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó.

Phần mâm cơm cúng hóa vàng thì con cháu tề tựu đông đủ, cùng nhau dùng bữa cơm thân mật, vui vẻ, hóa lộc các cụ để lại.

Related Posts

cach-cung-can

Cách cúng căn (cúng đốt) cho bé trai bé gái 3 6 9 12 tuổi đầy đủ, chuẩn xác nhất

Cách cúng căn chuẩn xác cho bé trai, bé gái cha mẹ cần lưu ý! Đây là lễ cúng được tổ chức vào thời điểm trẻ từ 3,…

Cách trả lễ ở chùa – Sắm lễ tạ cuối năm ở chùa, đình, đền, miếu, phủ như thế nào?

Cách trả lễ ở chùa, đình, đền, miếu, phủ là việc làm mang quan niệm tâm linh của người Việt, đầu năm “cầu xin lộc” thì cuối năm…

Xin xăm là gì? 3 loại xin xăm phổ biến nên xin vào đầu năm mới để cả năm nhiều khởi sắc

Xin xăm là gì? – Xin xăm vào dịp đầu năm dường như đã trở thành một truyền thống lâu đời của người Việt Nam với mong muốn…

Lễ hội đền Hùng ở đâu? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội đền Hùng

Lễ hội đền Hùng ở đâu – Lễ hội Đền Hùng (hay còn gọi là ngày Giỗ tổ Hùng Vương) là một lễ hội lớn trong năm nhằm…

le-hoi-cong-chieng-o-dau (1)

Lễ hội cồng chiêng ở đâu? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội cồng chiêng

Lễ hội cồng chiêng ở đâu? – Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã…

le-hoi-chua-huong-o-dau

Lễ hội chùa Hương ở đâu, kéo dài bao lâu? Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương ở đâu, kéo dài bao lâu? Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài…

This Post Has 2 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *