Cuộc sống Lịch sự kiện

Lễ hội đền Hùng ở đâu? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội đền Hùng

Lễ hội đền Hùng ở đâu – Lễ hội Đền Hùng (hay còn gọi là ngày Giỗ tổ Hùng Vương) là một lễ hội lớn trong năm nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Vậy lễ hội đền Hùng diễn ra ở đây và có ý nghĩa gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

le-hoi-den-hung-o-dau

Lễ hội đền Hùng ở đâu?

Lễ hội Đền Hùng (hay còn gọi là ngày Giỗ tổ Hùng Vương) được tổ chức tại Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Đây là nơi hàng năm thường diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng là người đã có công dựng nước. 

Lễ hội đền Hùng bắt đầu khi nào, kéo dài bao lâu?

Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3),

Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa. 

Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu… của các nàng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích… 

Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác. 

Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận và nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi nhận.

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ là Thủy Tổ của người Việt Nam, cha mẹ của các vua Hùng. 

Chính vì thế, lễ hội Đền Hùng được xem là ngày hội chung vui của toàn dân tộc, là một dịp quan trọng để mọi người nhớ về công ơn sâu sắc của các vua Hùng đã có công dựng nước cùng với sự kiên cường chống giặc ngoại xâm, giữ nước của các bậc tiền nhân.

Bên cạnh đó, đây còn là dịp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thể thao truyền thống và tâm linh của người Việt.

Xem thêm: Lễ hội cồng chiêng ở đâu? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội cồng chiêng

Related Posts

8-nam-nua-moi-co-ngay-30-tet-lich-van-nien-he-lo-dieu-bat-ngo

8 năm nữa mới có ngày 30 Tết: Lịch Vạn niên hé lộ điều bất ngờ

Năm 2024 hứa hẹn sẽ là một năm đặc biệt khi có ngày 30 tháng Chạp, tức ngày 30/12 âm lịch. Tuy nhiên, đây cũng là lần cuối…

lich-nam-2024-va-1996-tai-sao-lai-giong-nhau-hoan-toan

Lịch năm 2024 và 1996: Tại sao lại giống nhau hoàn toàn?

Nhiều người đang xôn xao về việc lịch năm 2024 trùng khớp hoàn toàn với lịch năm 1996, nghĩa là cả hai năm đều có cùng thứ tự…

top-5-xu-huong-tim-kiem-tai-viet-nam-ngay-4-2-2024

Top 5 xu hướng tìm kiếm tại Việt Nam ngày 4/2/2024

Top 5 xu hướng tìm kiếm tại Việt Nam ngày 4/2/2024 1. Lịch 1996: Lý do: Năm 2024 trùng khớp hoàn toàn với năm 1996 (cùng là năm…

cach-cung-can

Cách cúng căn (cúng đốt) cho bé trai bé gái 3 6 9 12 tuổi đầy đủ, chuẩn xác nhất

Cách cúng căn chuẩn xác cho bé trai, bé gái cha mẹ cần lưu ý! Đây là lễ cúng được tổ chức vào thời điểm trẻ từ 3,…

cach-tra-le-co-sau

Cách trả lễ cô Sáu ở Côn Đảo – Chi tiết kinh nghiệm đi viếng mộ, tạ lễ không phải ai cũng biết

Cách trả lễ cô Sáu không phải ai cũng biết. Dưới đây là chi tiết kinh nghiệm đi viếng mộ, tạ lễ cô Sáu ở Côn Đảo bạn…

Cách trả lễ ở chùa – Sắm lễ tạ cuối năm ở chùa, đình, đền, miếu, phủ như thế nào?

Cách trả lễ ở chùa, đình, đền, miếu, phủ là việc làm mang quan niệm tâm linh của người Việt, đầu năm “cầu xin lộc” thì cuối năm…

This Post Has 2 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *