Cuộc sống Ngày tốt - Ngày đẹp

Lễ hội cồng chiêng ở đâu? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội cồng chiêng

Lễ hội cồng chiêng ở đâu?Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận. Lễ hội trải dài suốt 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

le-hoi-cong-chieng-o-dau (1)

Lễ hội cồng chiêng ở đâu?

Lễ hội Cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hằng năm và luân phiên giữa 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. 

Trong đó Đắk Lắk là một điểm quan trọng và hay được chọn nhất do vị trí trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của khu vực Tây nguyên nơi có nhiều cồng chiêng nhất ở Việt Nam.

Lễ hội cồng chiêng bắt đầu khi nào, kéo dài bao lâu?

Vào từng năm tùy vào đơn vị tổ chức mà thời gian diễn ra lễ hội văn hóa cồng chiêng khác nhau. 

Vào mỗi năm, lễ hội cồng chiêng sẽ được tổ chức kết hợp với những nghi lễ, lễ hội đặc trưng của từng tỉnh thành, dân tộc.

Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội cồng chiêng

Nguồn gốc lễ hội

Cồng chiêng là loại nhạc cụ đặc trưng của một số dân tộc thiểu số, có tên tiếng anh là goong. Tiền thân của cồng chiêng là đàn đá, chiêng đá, cồng chiêng ra đời cùng với thời kỳ đồ đồng lên ngôi. 

Từ thuở sơ khai tiếng cồng chiêng được xuất hiện trong tất cả các lễ hội trong năm từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới,…

Âm thanh cồng chiêng khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người như là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên, kết nối các thế hệ.

Sau Nhã nhạc cung đình Huế, vào ngày 25-11-2005 Cồng chiêng tây nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể nhân loại. 

Ý nghĩa của lễ hội

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên hướng đến quảng bá du lịch và văn hóa cồng chiêng nói riêng và văn hóa các tỉnh Tây Nguyên nói chung. 

Không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên còn mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người dân Tây Nguyên. 

Đến với lễ hội Cồng chiêng ngoài thưởng thức các nghệ nhân trình diễn những vũ điệu kết hợp với tiếng Cồng chiêng mà còn được tham gia các hoạt động văn hóa khác nhau.

Ví dụ như: phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống của các đồng bào dân tộc, sinh hoạt văn nghệ dân gian, ẩm thực Tây Nguyên.

Xem thêm: Lễ hội chùa Hương ở đâu, kéo dài bao lâu? Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương

Related Posts

8-nam-nua-moi-co-ngay-30-tet-lich-van-nien-he-lo-dieu-bat-ngo

8 năm nữa mới có ngày 30 Tết: Lịch Vạn niên hé lộ điều bất ngờ

Năm 2024 hứa hẹn sẽ là một năm đặc biệt khi có ngày 30 tháng Chạp, tức ngày 30/12 âm lịch. Tuy nhiên, đây cũng là lần cuối…

lich-nam-2024-va-1996-tai-sao-lai-giong-nhau-hoan-toan

Lịch năm 2024 và 1996: Tại sao lại giống nhau hoàn toàn?

Nhiều người đang xôn xao về việc lịch năm 2024 trùng khớp hoàn toàn với lịch năm 1996, nghĩa là cả hai năm đều có cùng thứ tự…

top-5-xu-huong-tim-kiem-tai-viet-nam-ngay-4-2-2024

Top 5 xu hướng tìm kiếm tại Việt Nam ngày 4/2/2024

Top 5 xu hướng tìm kiếm tại Việt Nam ngày 4/2/2024 1. Lịch 1996: Lý do: Năm 2024 trùng khớp hoàn toàn với năm 1996 (cùng là năm…

cach-cung-can

Cách cúng căn (cúng đốt) cho bé trai bé gái 3 6 9 12 tuổi đầy đủ, chuẩn xác nhất

Cách cúng căn chuẩn xác cho bé trai, bé gái cha mẹ cần lưu ý! Đây là lễ cúng được tổ chức vào thời điểm trẻ từ 3,…

cach-tra-le-co-sau

Cách trả lễ cô Sáu ở Côn Đảo – Chi tiết kinh nghiệm đi viếng mộ, tạ lễ không phải ai cũng biết

Cách trả lễ cô Sáu không phải ai cũng biết. Dưới đây là chi tiết kinh nghiệm đi viếng mộ, tạ lễ cô Sáu ở Côn Đảo bạn…

Cách trả lễ ở chùa – Sắm lễ tạ cuối năm ở chùa, đình, đền, miếu, phủ như thế nào?

Cách trả lễ ở chùa, đình, đền, miếu, phủ là việc làm mang quan niệm tâm linh của người Việt, đầu năm “cầu xin lộc” thì cuối năm…

This Post Has One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *