Cuộc sống Phong thủy

Có nên thay Ông Địa Thần Tài không? Cách thay mới và bỏ tượng cũ đảm bảo may mắn, tài lộc

Có nên thay Ông Địa Thần Tài không? Nếu muốn bỏ thì cần những thủ tục gì? Bỏ ở đâu? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

co-nen-thay-ong-dia-than-tai-khong

Có nên thay mới tượng Ông Địa – Thần Tài không?

Theo quan niệm phong thuỷ, bàn thờ Ông Địa – Thần Tài lúc nào cũng cần được chăm chút chỉn chu, cẩn thận để thể hiện được tấm lòng, sự thành kính của gia chủ. 

Tượng Ông Địa – Thần Tài cũng vậy, các tượng cũ, trầy xước,… sẽ giảm tính linh và hiệu quả thờ cúng. 

Do đó, để thể hiện lòng thành, sự tôn kính của mình, gia chủ cần thay mới và bỏ tượng cũ đi để có thể đón được nhiều may mắn, tài lộc.

Bạn có thể thay hoặc bỏ tượng Ông Địa Thần Tài cũ khi: 

  • Cửa hàng, shop bán lẻ, doanh nghiệp thay đổi văn phòng, địa điểm kinh doanh.
  • Tượng Ông Địa – Thần Tài bị va phải mà bị nứt vỡ, trầy xước,…
  • Tượng có dấu hiệu cũ, bạc màu, xuống nước men, không còn đẹp đẽ, sang trọng… 
  • Tượng có màu sắc không hợp với mệnh và tuổi của gia chủ,…

Cách thay tượng Ông Địa – Thần Tài mới

Bước 1: Chọn ngày tốt để thay mới tượng, tốt nhất là ngày hợp tuổi gia chủ 

Bước 2: Chọn địa chỉ uy tín để mua tượng Thần Tài – Thổ Địa mới 

Bước 3: Bày lễ cúng lên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa tươm tất, đủ lễ 

Bước 4: Thắp hương và khấn vái, đọc văn khấn để xin được giải xá tượng thần cũ 

Bước 5: Trong khi hương đang cháy, gia chủ chuyển tượng cũ lên chỗ cao ráo 

Bước 6: Đưa tượng Ông Địa – Thần Tài mới đã được khai quang, được các sư thầy cúng lễ vào bàn thờ.

Bỏ tượng Ông Địa – Thần Tài cũ ở đâu? 

Tượng Ông Địa – Thần Tài cũ bỏ lung tung sẽ dễ ảnh hưởng đến tài vận, sự nghiệp của gia chủ. 

Cũng không thể gửi ở chùa, thường nhà chùa sẽ không nhận vì đây là hai tín ngưỡng khác nhau.

Tượng Ông Địa – Thần Tài cũ cũng không thể luôn chất chứa trong nhà. Do đó, một số giải pháp gợi ý được đưa ra là:

Đối với tượng thờ bằng gỗ

Tượng gỗ thì dễ xử lý hơn, chúng ta có thể đốt tượng cũ đi. Sau khi thu được tro thì có thể chôn xuống vườn hoặc rải xuống sống.

Với tượng bằng đá, gốm sứ

Tượng bằng đá, gốm sứ có thể đập nhỏ rồi đem chôn xuống đất. Nếu nhà phố, không tiện chôn dưới đất thì có thể đem chôn ở khu đất tổ. 

Đối với tượng bằng kim loại

Tượng bằng kim loại có thể đem chôn hoặc nấu, nung chảy đều được hoặc có thể đem gửi vào chùa để chùa đúc chuông hoặc đúc tượng.

Xem thêm: Ông Thần Tài bên trái hay phải, vị trí nào đúng nhất đem nhiều may mắn, tài lộc?

Related Posts

8-nam-nua-moi-co-ngay-30-tet-lich-van-nien-he-lo-dieu-bat-ngo

8 năm nữa mới có ngày 30 Tết: Lịch Vạn niên hé lộ điều bất ngờ

Năm 2024 hứa hẹn sẽ là một năm đặc biệt khi có ngày 30 tháng Chạp, tức ngày 30/12 âm lịch. Tuy nhiên, đây cũng là lần cuối…

lich-nam-2024-va-1996-tai-sao-lai-giong-nhau-hoan-toan

Lịch năm 2024 và 1996: Tại sao lại giống nhau hoàn toàn?

Nhiều người đang xôn xao về việc lịch năm 2024 trùng khớp hoàn toàn với lịch năm 1996, nghĩa là cả hai năm đều có cùng thứ tự…

top-5-xu-huong-tim-kiem-tai-viet-nam-ngay-4-2-2024

Top 5 xu hướng tìm kiếm tại Việt Nam ngày 4/2/2024

Top 5 xu hướng tìm kiếm tại Việt Nam ngày 4/2/2024 1. Lịch 1996: Lý do: Năm 2024 trùng khớp hoàn toàn với năm 1996 (cùng là năm…

cach-cung-can

Cách cúng căn (cúng đốt) cho bé trai bé gái 3 6 9 12 tuổi đầy đủ, chuẩn xác nhất

Cách cúng căn chuẩn xác cho bé trai, bé gái cha mẹ cần lưu ý! Đây là lễ cúng được tổ chức vào thời điểm trẻ từ 3,…

cach-tra-le-co-sau

Cách trả lễ cô Sáu ở Côn Đảo – Chi tiết kinh nghiệm đi viếng mộ, tạ lễ không phải ai cũng biết

Cách trả lễ cô Sáu không phải ai cũng biết. Dưới đây là chi tiết kinh nghiệm đi viếng mộ, tạ lễ cô Sáu ở Côn Đảo bạn…

Cách trả lễ ở chùa – Sắm lễ tạ cuối năm ở chùa, đình, đền, miếu, phủ như thế nào?

Cách trả lễ ở chùa, đình, đền, miếu, phủ là việc làm mang quan niệm tâm linh của người Việt, đầu năm “cầu xin lộc” thì cuối năm…

This Post Has One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *